Bạn có phải là tín đồ của món ăn vặt? Đây là bài chân ái của bạn rồi đây. Hãy theo dõi hết bài viết này để học ngay 30 món ăn vặt tại nhà vừa ngon, vừa đã cái cơn thèm, mà đảm bảo vệ sinh nhé!
Nội dung chính
- 1. Bánh tráng trộn
- 2. Lòng gà non xào cay
- 3. Bắp xào
- 4. Ốc xào me
- 5. Bánh tráng nướng Đà Lạt
- 6. Gỏi xoài xanh mực khô
- 7. Nem lụi nướng
- 8. Gà chiên xù
- 9. Trứng gà nướng
- 10. Bánh chuối chiên
- 11. Bánh gối
- 12. Bánh mì nướng muối ớt
- 13. Thịt xiên nướng rau củ
- 14. Cút lộn xào me
- 15. Phô mai que
- 16. Xoài lắc
- 17. Cóc ngâm chua ngọt
- 18. Me ngào đường
- 19. Cá viên chiên nước mắm
- 20. Nem chua rán
1. Bánh tráng trộn
Nguyên liệu
- Bánh tráng khô: 200g
- Xoài xanh: 1 quả
- Trứng cút: 10 quả
- Tắc (quất): 3 trái
- Ruốc khô giòn: 5g
- Khô bò sợi: 40g
- Hành lá: 3 nhánh
- Hành tím: 2 củ
- Sa tế: 2 thìa
- Dầu ăn: 3 thìa
- Nước tương: 2 thìa
- Muối Tây Ninh: 1 thìa
- Rau răm: 1 ít
- Đậu phộng (lạc): 30g
Cách làm
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Đầu tiên, các ấy dùng kéo cắt bánh tráng thành các đoạn dài. Bánh tráng này mua ở siêu thị hay chợ đều có.
- Tiếp theo gọt vỏ xoài và bào thành sợi dài nhé.
- Bạn xắt hành tím thành lát mỏng rồi phi cho thật thơm.
- Mình pha sa tế với dầu ăn và thêm tí tóp mỡ chiên giòn nữa nha.
- Hành lá rửa sạch để ráo nước, thái nhỏ ra, dầu ăn nóng đổ vào để làm nước mỡ hành.
- Sau đó, bạn luộc trứng cút chín rồi bóc vỏ sạch sẽ, khô bò xé nhỏ ra.
- Bước 2: Trộn bánh tráng
- Bạn cho bánh tráng, xoài vào một cái đĩa có đáy sâu hoặc cái bát lớn đồng thời cho khô bò, ruốc khô, mỡ hành, nước sa tế vào bát.
- Rắc cho tí muối và nước tương vào trộn đều tay.
- Vắt thêm 1 trái tắc (quả quất) vào sẽ dậy mùi hơn. Cuối cùng, cho rau răm cắt nhỏ và đậu phộng (lạc) vào, trộn lại lần cuối là xong
2. Lòng gà non xào cay
Nguyên liệu
- Lòng gà: 2 bộ
- Tỏi băm: 1/2 muỗng cà phê
- Hành tím băm: 1 muỗng cà phê
- Ớt bột: 1/3 muỗng cà phê
- Nước mắm: 2 muỗng canh
- Muối: 1/2 muỗng cà phê
- Tiêu: 1/2 muỗng cà phê
- Đường: 1 muỗng cà phê
Cách làm
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Lòng gà lựa loại có trứng non, rửa sạch, cắt vừa ăn.
- Ướp lòng gà: Ướp lòng gà với hành tím, tỏi, nước mắm trong 15 phút để thấm gia vị.
- Bước 2: Xào lòng gà: Phi thơm tỏi băm với ớt bột trong chảo nóng.
- Cho lòng gà đã ướp vào xào đều.
- Bước 3: Nấu lòng gà
- Thêm nước xâm xấp mặt lòng gà, nấu đến khi lòng gà vừa chín tới. Nêm lại gia vị cho vừa ăn.
- Dọn lòng gà xào cay ra đĩa. Ăn kèm với cơm và hành ngâm chua.
3. Bắp xào
Nguyên liệu
- Bắp nếp tách hạt: 500g (Có thể dùng bắp ngọt)
- Tép hoặc tôm khô: 1,5 lạng
- Hành lá: vài cọng, thái nhỏ, để riêng phần đầu trắng
- Bơ Tường An (bơ lạt): 3-4 muỗng súp
- Gia vị: Đường, nước mắm, hạt nêm, tương ớt.
Cách làm
- Bước 1: Rửa tôm/tép khô qua vài lần nước cho sạch, sau đó ngâm trong nước cho mềm. Vớt ra để ráo.
- Bước 2: Bắc chảo lên bếp, phi thơm phần hành màu trắng với một chút dầu ăn rồi trút tôm/ tép khô vào xào với chút gia vị cho ngấm rồi trút bắp vào xào.
- Nêm 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cafe hạt nêm, 3-4 muỗng canh bơ Tường An rồi xào cho tôm ngấm gia vị. Nêm nếm lại vừa miệng. Cuối cùng cho hành lá vào đảo đều lên rồi tắt bếp.
- Trước khi ăn xịt tương ớt lên.
4. Ốc xào me
Nguyên liệu
- Ốc mít: 1kg
- Me: 1 quả to (2 quả nhỏ)
- Sả: 1 củ
- Gừng: 1 nhánh to
- Tỏi: 1 củ
- Bơ thực vật: 2 thìa ăn cơm
- Bột năng: 1 thìa cà phê đầy
- Ớt bột: 1 thìa ăn cơm đầy
- Đường: 1 thìa đầy
- Bột canh: 1 thìa cà phê
- Lá chanh: vài lá
Cách làm
- Bước 1: Sơ chế ốc
- Ốc mít mua về ngâm vào thau nước gạo cho thêm ít muối ( có chút lá ổi sẽ tốt hơn) trong ít nhất 5-8 tiếng để ốc nhả hết cặn bã và nhớt.
- Trường hợp, muốn ăn sớm hơn, thì cho vài quả ớt chỉ thiên (loại thật cay) cho vào nước, thêm tí rượu trắng xong thả ốc vào trong vài giờ, ốc bị cay và nồng độ rượu ốc sẽ thải thức ăn trong ruột ra nhanh hơn.
- Sau khi ngâm ốc, rửa thật sạch. Để ráo nước.
- Bước 2: Sơ chế nguyên liệu khác
- Gừng, sả, tỏi bỏ vỏ, băm nhỏ.
- Me đem luộc cho chín mềm, bóc bỏ lớp vỏ rồi dằm nát với khoảng lưng bát ăn cơm nước, sau đó lọc bỏ bã và hạt qua một cái rây.
- Bước 3: Làm sốt
- Làm nóng chảy 2 thìa ăn cơm bơ trong chảo, cho gừng, sả và tỏi đã được băm nhỏ vào phi thơm.
- Hòa thêm 1 thìa ớt bột, 1 thìa đường và một thìa cà phê bột canh vào bát nước me. Dùng đũa quấy đều cho đường và bột canh tan ra, sau đó đổ bát hỗn hợp này vào chảo đun sôi.
- Nên dùng ớt bột của Hàn Quốc (dùng để muối Kim Chi) xào ốc. Khi ăn sẽ có độ cay vừa phải mà đĩa ốc xào rất đẹp bởi màu đỏ au của ớt. Nếu dùng ớt bột ta thì nên cho ít hơn lượng ớt ở trên nếu bạn không ăn được quá cay.
- Bước 4: Xào ốc
- Cho ốc vào chảo hỗn hợp đã sôi, đảo liên tục cho ốc được chín đều và thấm gia vị.
- Khi thấy vảy ốc rơi ra khỏi miệng ốc thì đổ bát bột năng pha sẵn (pha 1 thìa bột năng với khoảng nửa bát ăn cơm nước) vào đảo thêm khoảng 2 – 3 phút nữa cho gia vị thấm vào bên trong ruột ốc..
- Rắc thêm lá chanh thái chỉ vào rồi tắt bếp. Cho ốc xào me ra đĩa.
5. Bánh tráng nướng Đà Lạt
Nguyên liệu
- Bánh tráng: 1 bịch
- Trứng cút: 10 quả
- Trứng gà: 5 quả
- Hành tím: 100g
- Sả: 50g
- Hành lá: 100g
- Sa tế: 100 g
- Mắm ruốc Huế: 100ml
- Tương ớt, dầu ăn, sốt mayonaise
Cách làm
- Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Hành tím bạn rửa sạch, bóc vỏ, bào mỏng.
- Cho 2 muỗng canh dầu vào chảo đun cho nóng già, phi hành tím đến khi chín vàng đều thì để ra đĩa co giấy thấm dầu cho ráo dầu
- Sả rửa lại cho sạch, đập dập và thái nhỏ.
- Cho 1 muỗng cafe dầu ăn vào chảo đun cho nóng già, rồi cho sả vào phi cho thơm khoảng 1-2 phút thì đổ ra chén (không cần phải phi chín quá)
- Hành lá rửa sạch, thái nhỏ ra.
- Bạn chia hành lá làm 2 phần:
- 1/2 đem đi phi thơm với dầu dùng làm mỡ hành với lượng dầu ăn sẽ phải nhiều hơn lượng hành 1 tí sao cho hành trộn với dầu nhìn sánh ngon béo ngậy, không quá chín rồi cho vào để riêng trong 1 cái chén nhỏ.
- 1/2 còn lại để nhuyễn để rắc lên mặt bánh tráng sau cùng.
- Bước 2: Nướng bánh
- Bạn có thể dùng bếp than hoặc bếp gas để ở lửa vừa để nướng bánh nhé.
- Bạn đặt 1 cái vỉ nướng bánh lên bếp, cho bánh tráng nướng qua 1 vòng, sau đó cho 1 muỗng cafe sả, 1 muỗng cafe sa tế, 1 muỗng cafe mỡ hành, 1 muỗng cafe mắm ruốc Huế vào bánh tráng, đập 3 quả trứng cút, 1 quả trứng gà rồi dùng cọ nhanh tay dàn đều khắp mặt miếng bánh cho trứng và các gia vị đều nhau.
- Lúc này bạn vặn lửa hơi nhỏ lại 1 chút để tránh làm cháy bánh tráng, đồng thời giúp cho trứng và các gia vị thấm đều nhau và đủ thời gian để chín.
- Trong lúc trứng vào các gia vị sắp chín, bạn nhanh tay rắc hành lá thái nhuyễn lên đều mặt bánh, xịt tương ớt theo vòng tròn đều, thêm hành phi, cuối cùng là sốt mayonaise, xoay xoay bánh cho chín đều rồi đặt bánh vào đĩa và thưởng thức.
6. Gỏi xoài xanh mực khô
Nguyên liệu
- Xoài xanh: 2 quả
- Cà rốt: 1 củ nhỏ
- Hành tây: 1/2 củ
- Mực khô: 1 con to
- Nước mắm, đường, mỳ chính
- Tỏi khô, ớt, rau răm, lạc rang tróc vỏ giã dập.
Cách làm
- Bước 1: Xoài xanh, cà rốt gọt vỏ, nạo sợi nhỏ dài, hành tây thái mỏng (để riêng từng thứ trong cùng một tô)
- Rắc vào tô một chút muối hạt trộn đều, để khoảng 10-15 phút cho ra bớt nước chua và nước hăng.
- Sau đó, vắt cho khô các nguyên liệu trên rồi cho chung vào một cái bát to.
- Bước 2: Hoà tan đường, mỳ chính, nước mắm, một ít nước lọc vào bát nhỏ, cho tỏi và ớt băm nhỏ vào khuấy đều.
- Bước 3: Mực khô nướng chín. Sau đó gói vào giấy báo dùng chày đập cho mềm rồi xé sợi nhỏ.
- Bước 4: Trộn thành phẩm ở bước 1 với nước nộm ở bước 2 + 1ít rau răm lại với nhau, để khoảng 10 phút cho ngấm
- Trước khi ăn, trộn mực khô xé sợi vào đĩa nộm cơ bản này. Rắc thêm lạc rang giã dập lên trên là xong.
7. Nem lụi nướng
Nguyên liệu
- Thịt nạc: 1 kg
- Tôm: 1/2 kg
- Mỡ thịt: 400 gr
- Ớt, muối, tiêu, đường, bột ngọt, tương xay
- Bánh tráng nhúng nước: 30 cái
- Nếp, dấm, tỏi, đậu phộng, đường
- Ăn kèm: Rau sống, dưa chuột, chuối chát, bánh hỏi
- Khế, xà lách, cà rốt, hẹ, củ cải đỏ, củ cải trắng, nước dừa tươi
Cách làm
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
- Thịt: Rửa bằng nước dừa, lau thật khô bằng khăn, xắt từng miếng mỏng theo chiều sớ thịt để dễ quết, rồi đem thịt quết nhuyễn.
- Tôm: Lột vỏ, bỏ đầu và gạch, chà muối để tôm trắng, rửa sạch lại bằng nước dừa, lau khô. Đem quết tôm cho nhuyễn, thêm vài tép tỏi vào quết cho tôm thơm, nêm tiêu, muối, bột ngọt vừa ăn.
- Mỡ: Xắt thành sợi nhỏ như bún, trụng nước sôi, xốc ráo nước, cho vào đĩa và ướp chút đường, để nơi có gió khoảng 1/2 giờ để mỡ trong.
- Bước 2: Trộn nguyên liệu:
- Trộn chung thịt, tôm, và mỡ lại cho đều. Nêm thêm chút muối, đường, tiêu, bột ngọt.
- Vo thành từng viên sau đó xiên vào cây sắt hoặc bạn có thể dùng cây sả nướng cũng rất thơm.
- Bước 3: Pha tương
- Nấu nếp thành cháo cho nhừ hoặc mua chè đậu đâm nhuyễn cũng được.
- Cho nếp vào tô, pha với tương xay, sau đó thêm tỏi băm nhỏ vào. Đổ hỗn hợp này vào nồi, nấu sôi. Thêm đường, dấm, bột ngọt cho tương vừa ăn. Tương phải sền sệt.
- Nem nướng ăn kèm với xà lách, rau sống, dưa chuột, chuối chát, bánh hỏi, khế, cà rốt, hẹ, củ cải đỏ, củ cải trắng.
8. Gà chiên xù
Nguyên liệu
- Cánh gà: 4 chiếc
- Bột chiên xù, bột chiên giòn.
- Trứng gà: 2 quả
- Tỏi: 1 củ
- Gia vị: Hạt tiêu, bột canh, mỳ chính.
Cách làm
- Bước 1: Sơ chế và ướp cánh gà
- Cánh gà ta đem rửa sạch với nước muối pha loãng, rửa sạch lại với nước.
- Ướp với 1 thìa cà phê mỳ chính + 1 thìa cà phê hạt tiêu và vài tép tỏi băm nhỏ. Ướp trong khoảng 15 phút cho thấm gia vị.
- Bước 2: Áo bột
- Đập trứng gà ra bát, đánh tan. Đổ bột chiên giòn ra đĩa, lăn cánh gà qua bột chiên giòn tạo một lớp bột mỏng rồi nhúng qua trứng.
- Tiếp tục, lăn lại qua bột chiên xù. Cho cánh gà vào túi đựng thực phẩm bọc kín lại để trong tủ lạnh từ 30 – 40 phút cho bột bám chắc vào cánh rồi mới đem đi chiên vàng.
- Bước 3: Chiên gà
- Bắc chảo lên bếp. đổ dầu vào đun nóng rồi cho cánh gà vào chiên. Lúc đầu chiên để lửa to cho bột bám vào cánh. Sau đó, hạ nhỏ lửa xuống chiên để cho cánh được chín đều bên trong.
- Cuối cùng, vớt ra giấy thấm dầu cho hút hết dầu thừa.
9. Trứng gà nướng
Nguyên liệu
- Trứng gà: 14 quả
- Nước mắm: 50 ml
- Đường trắng: 30 gr
- Muối: 3 gr
- Tiêu: 3 gr
Cách làm
- Bước 1: Lấy lòng ra khỏi trứng
- Để làm trứng gà nướng, đầu tiên bạn phải hút lòng đỏ và lòng trắng ra khỏi vỏ trứng gà mà vẫn đảm bảo vỏ trứng còn nguyên.
- Để làm điều này, bạn có 2 cách:
- Cách thứ nhất: là dùng tăm hoặc que xiên khoét một lỗ nhỏ trên đầu nhọn của trứng gà sau đó lấy ống xi-lanh hút trứng ra khỏi vỏ.
- Cách thứ 2: là dùng dao hoặc muỗng có đầu nhọn, khoét 1 lỗ nhỏ cỡ đầu ngón út trên đầu nhọn của trứng gà, dùng tăm khoấy đều bên trong, sau đó đỏ hỗn hợp trứng ra ngoài ( Các này dành cho những bạn không mua được xi-lanh).
- Bước 2: Ướp trứng gà
- Với công thức 14 quả trứng gà, bạn nêm 50ml nước mắm, 30gr đường, 3gr muối, 3gr tiêu. Sau đó khuấy đều.
- Lọc hỗn hợp trứng qua rây hoặc túi lọc để loại bỏ lòng trắng trứng còn lợn cợn hoặc vỏ trứng còn sót.
- Bước 3: Đổ trứng lại vào vỏ và hấp trứng
- Đối với bạn nào có xi-lanh, dùng xi-lanh để hút trứng đã có gia vị rồi cho vào lại từng quả. Nếu không có xi-lanh thì dùng một chiếc phểu nhỏ, đổ từ từ trứng đã có gia vị vào lại.
- Sau khi đã cho hết hỗn hợp trở lại vào vỏ, ta tiến hành hấp trứng khoản 12 – 15 phút cho trứng vừa chín tới.
- Bước 4: Nướng trứng
- Sau đó đem đi nướng đến khi trứng có mùi thơm và lớp vỏ hơi cháy xém.
- Khi ăn nên chấm trứng gà với muối tiêu pha một chút ớt và tắc, thêm tí rau răm nữa để tăng hương vị nhé. Vị trứng gà beo béo và dậy mùi thơm rất đặc biệt do được nướng trên bếp than sẽ khiến bạn cứ muốn ăn mãi không thôi.
10. Bánh chuối chiên
Nguyên Liệu
- Chuối xiêm/sứ chín: 8 quả
- Bột gạo: 170g
- Bột mì: 25g
- Bột nếp: 25g
- Bột năng: 25g
- Đường: 30-65g (nên dùng đường vàng)
- Muối: ¼ thìa cà phê
- Bột nghệ: ¼ thìa cà phê (không bắt buộc)
- Nước: 250-270ml
- Dầu ăn
Cách làm
- Bước 1: Pha bột
- Trộn đều bột gạo, bột mì, bột nếp, bột năng, đường, muối. Từ từ cho nước vào tô bột, vừa cho vừa quấy đều.
- Lọc hỗn hợp bột qua rây cho mịn mượt. Ủ bột 6-12 tiếng ở nhiệt độ phòng.
- Bước 2: Chiên bánh chuối
- Cho dầu vào chảo sao cho đủ để chiên chuối ngập dầu, làm nóng dầu.
- Chuối bóc vỏ. Ép nhẹ cho chuối dẹp ra nếu dùng chuối sứ, cắt thành lát nếu dùng chuối tiêu.
- Khi dầu nóng đủ (dầu đạt 180 độ C, nhúng đũa gỗ vào thấy đầu đũa sủi bọt, vẩy 1 ít bột vào chảo dầu thấy bột nổi lên ngay lập tức) thì nhúng chuối vào hỗn hợp bột, gạt bớt bột dư, nhẹ nhàng thả chuối vào chảo.
- Mặt bột vừa se lại thì gắp chuối ra nhúng vào tô bột lần nữa, thả chuối vào chiên tiếp lần 2. Nhúng bột từ 2-3 lần tùy thích ăn bánh dày hay mỏng bột.
- Chiên tới khi mặt ngoài vàng nâu, phồng xốp, gắp ra để ráo dầu.
- Bước 3: Hoàn thành
- Bánh chuối có thể ăn ngay lúc nóng hoặc để nguội vài tiếng vẫn giòn.
- Có thể biến bánh chuối chiên thành một món tráng miệng mới lạ khi kết hợp cùng đường xay, mật, kem, kem tươi, hoa quả, các loại sốt socola, caramen.
11. Bánh gối
Nguyên liệu làm vỏ bánh:
- Bột mì đa dụng: 500g
- Bột nở: 1,5g (còn gọi là men nở, không có cũng có thể bỏ qua)
- Trứng gà: 2 quả
- Bơ: 50g (có thể thay thế bằng 50ml dầu ăn)
- Sữa: 220ml (sữa tươi loại ít đường)
- Muối: 1/2 thìa cà phê
Nguyên liệu làm nhân bánh:
- Mộc nhĩ: 4-5 cái
- Miến dong: một nắm
- Su hào hoặc củ đậu: ½ củ
- Cà rốt: 1 củ
- Hành tây: 1/2 củ
- Hành lá, hành tím
- Thịt lợn xay: 200g (có cả thịt lẫn mỡ sẽ ngon hơn)
- Trứng gà hoặc trứng cút
- Bột nêm, đường, mắm, hạt tiêu
Cách làm
- Bước 1: Làm vỏ bánh gối (làm từ bột mì):
- Đun nóng bơ cho chảy ra, sau đó thêm phần bơ này cùng với sữa tươi, trứng gà, men nở và muối vào 1 chiếc tô, khuấy đều lên.
- Cho bột mì từ từ vào tô trên, khuấy đều tiếp, thêm một chút nước lọc rồi nhào nặn đến khi phần bột tạo thành một khối mịn, dai, không dính tay là được.
- Bọc kín và cho bột nghỉ khoảng 30 phút.
- Bước 2: Làm nhân bánh gối từ thịt:
- Luộc chín trứng cút hoặc trứng gà, sau đó bóc vỏ và cắt nhỏ (cắt đôi với quả trứng cút, trứng gà thì cắt tư).
- Ngâm mộc nhĩ với nước nóng cho nở rồi vớt ra, rửa sạch, cắt sợi.
- Miến dong ngâm nước rồi cắt nhỏ.
- Su hào, củ đậu, cà rốt bào sợi, thái hành tây hạt lựu.
- Cho các nguyên liệu trên vào tô trộn đều, nêm vào 1/2 thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê hạt nêm, có thể cho thêm đường và nước mắm tùy sở thích, sau đó ướp trong vòng 15 phút.
- Phi thơm hành tím, rồi đổ hỗn hợp trên vào xào chín, cho thêm chút hành lá, sau đó tắt bếp.
- Bước 3: Cách gói bánh gối
- Bột sau khi ủ 30 phút bạn mang ra tạo hình:Rắc một lớp bột mì mỏng lên bề mặt phẳng nào đó (ví dụ như thớt, bàn) để chống dính.
- Sử dụng cây cán bột (hoặc chai thủy tinh) cán bột mỏng khoảng 2-3 mm. Lấy khuôn tròn hoặc bát ăn cơm ấn xuống để tạo thành hình tròn.
- Sau khi làm xong vỏ bánh, đập 1 quả trứng gà, tách lấy lòng đỏ và đánh tan. Quét lòng đỏ lên viền vỏ bánh đã chuẩn bị bằng cọ hoặc tay.
- Cho nhân và trứng đã chuẩn bị vào giữa vỏ bánh, sau đó gấp mép bánh lại cho chặt và tạo hình thành nếp.
- Lưu ý: Chỉ nên cho nhân vừa đủ và phải bao kín viền bánh.
- Bước 4: Chiên bánh
- Chuẩn bị 1 cái chảo lòng sâu, đổ dầu ăn vào, đợi dầu nóng. Có thể thử dầu nóng bằng cách cho đôi đũa gỗ vào chảo, nếu thấy bong bóng nổi lên xung quanh chiếc đũa thì bạn có thể cho bánh vào chiên.
- Chiên bánh với lửa nhỏ cho đến khi bánh chín vàng đều cả 2 mặt.
- Khi bánh chín đều 2 mặt, vớt bánh ra, để ráo dầu.
12. Bánh mì nướng muối ớt
Nguyên liệu
- Bánh mì
- Tôm kho
- Xúc xích bò/heo
- Trứng cút
Cách làm
- Bước 1: Nấu sốt sa tế tôm:
- Tôm ngâm nước cho nở mềm rồi cho vào cối giã nhuyễn.
- Cho 30gr bơ vào nồi đun chảy rồi phi thơm tỏi băm. Tiếp đến là cho tôm khô giã nhuyễn vào xào chín.
- Sau khi tôm chín thì cho tiếp 2 muỗng canh tương ớt, 2 muỗng canh sa tế tôm, 2 muỗng cà phê đường và 30ml nước lọc vào nồi. Khuấy đều nấu cho sốt sa tế hơi sệt thì tắt bếp.
- Sau khi tôm chín thì cho tiếp 2 muỗng canh tương ớt, 2 muỗng canh sa tế tôm, 2 muỗng cà phê đường và 30ml nước lọc vào nồi. Khuấy đều nấu cho sốt sa tế hơi sệt thì tắt bếp.
- Bước 2: Ép bánh mì và phết sốt
- Bật lò nướng trước khoảng 10 phút. Bánh mì to nhỏ tùy thích, bạn dùng cây cán bột hoặc vật nặng đập dập ổ bánh mì, tiếp đến lật úp ổ bánh mì xuống tiến hành phết mỡ hành lên đều mặt bánh mì, tiếp theo là sốt sa tế tôm.
- Làm tương tự với 3 ổ bánh mì.
- Bước 3: Nướng bánh mì
- Sau đó chuẩn bị khay nướng đã lót sẵn giấy nến, cho bánh mì vào và đem nướng khoảng 10 phút ở nhiệt độ 200 độ C.
- Hết thời gian lấy bánh mì ra rồi lật ngược mặt bánh mì lên, cũng làm tương phết lớp mỡ hành và sa tế tôm lên bánh mì.
- Tiếp theo là xếp xúc xích cắt xéo thành bông hoa rồi đập quả trứng cút làm nhụy hoa nhé!
- Cuối cùng là cho mấy lát ớt sừng vào thêm bắt mắt rồi đem nướng khoảng 10 phút với nhiệt độ 200 độ C.
- Sau khi trứng cút chín thì lấy bánh mì ra cho chà bông lên trên và mặt, rưới tương ớt lên thêm hấp dẫn.
- Vậy là món bánh mì nướng muối ớt đã được hoành thành, nhìn ngon và thèm quá đi mất. Có thể ăn với tương ớt hoặc sốt mayonnaise tùy ý nhé!
13. Thịt xiên nướng rau củ
Nguyên liệu
- Thịt nạc vai: 400g
- Cà rốt: 1 củ
- Hành tây: 1 củ
- Nước mắm: 1 thìa
- Muối: 1/2 thìa
- Đường: 1 thìa
- Mật ong: 1 thìa
- Tiêu: 1 thìa
- Bột ngọt: 1/2 thìa
- Ngũ vị hương: 2 gói
- Que xiên thịt
Cách làm
- Bước 1: Tẩm ướp thịt:
- Thái thịt nạc vai thành miếng vừa ăn.
- Trộn thịt với 1 thìa nước mắm, 1/2 thìa muối, 1 thìa đường, 1 thìa mật ong, 1 thìa tiêu, và 1/2 thìa bột ngọt. Để thịt ngấm gia vị trong khoảng 15-30 phút.
- Sau khi ướp, thêm 2 gói ngũ vị hương vào thịt và trộn đều.
- Bước 2: Chuẩn bị rau củ:
- Cà rốt và hành tây rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
- Bước 3: Xiên và nướng thịt:
- Xiên thịt, cà rốt, và hành tây xen kẽ nhau vào que xiên.
- Làm nóng lò nướng ở 200 độ C. Nướng thịt trong lò khoảng 30 phút cho đến khi thịt chín vàng đều.
- Nếu không dùng lò nướng, bạn có thể chiên thịt bằng chảo dầu trên bếp.
14. Cút lộn xào me
Nguyên liệu
- Trứng cút lộn: 30 quả (hoặc hột vịt lộn: 10 quả)
- Me chín: 100g
- Đậu phộng rang: giã sơ
- Rau răm
- Tỏi: băm nhuyễn
- Hành củ: một phần băm nhuyễn, một phần thái lát
- Đường, nước mắm, gia vị
- Gừng: một mẩu, giã nhuyễn
- Ớt: giã nhuyễn
Cách làm
- Bước 1: Chuẩn bị hành và me:
- Hành củ thái lát đem phi vàng với ít dầu rồi để ráo, chờ khi ăn mới dùng đến.
- Me cho vào chén với chút nước ấm, dằm cho ra nước me rồi bỏ xác và hột đi.
- Luộc trứng:
- Trứng cút lộn hoặc hột vịt lộn rửa sạch vỏ. Luộc chín trong nước.
- Khi trứng chín, nhẹ nhàng lột vỏ trứng.
- Bước 2: Xào trứng với me:
- Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành tỏi băm. Cho trứng lộn chín vào xào săn.
- Tiếp đó, cho nước cốt me vào, xào tới khi sôi được vài phút. Nêm đường, nước mắm và các gia vị khác cho vừa miệng, chú trọng nêm đủ đường để cân bằng vị chua ngọt.
- Cho gừng giã nhuyễn vào, nấu thêm vài phút nữa là xong.
- Tắt bếp, múc trứng lộn xào me ra dĩa, rưới sốt me trong chảo lên.
- Rắc đậu phộng rang giã sơ và rau răm lên trên. Món này có thể ăn không hoặc chấm cùng bánh mì đều ngon.
15. Phô mai que
Nguyên liệu
- Phô mai: 200g
- Bột chiên xù: 1 chén
- Bột mì: 1 chén
- Trứng gà: 2 quả
- Muối: 1 nhúm
Cách làm
- Bước 1:
- Cắt phô mai thành các miếng nhỏ vừa ăn.
- Đánh tan trứng gà cùng với muối trong một chiếc bát.
- Bước 2: Áo bột phô mai
- Lăn miếng phô mai qua bột mì để bột bám đều.
- Nhúng miếng phô mai vào hỗn hợp trứng gà.
- Cuối cùng, lăn phô mai qua bột chiên xù để bột bao phủ đều.
- Đặt phô mai đã lăn bột vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 1 tiếng.
- Lấy phô mai ra và lặp lại quá trình lăn bột như trên một lần nữa để đảm bảo lớp bột bao kín phô mai, giúp phô mai không bị chảy và có lớp vỏ giòn hơn khi chiên.
- Bước 3: Chiên phô mai:
- Đun nóng dầu trong chảo.
- Lấy phô mai ra khỏi tủ lạnh và bắt đầu chiên cho đến khi phô mai có màu vàng hấp dẫn.
16. Xoài lắc
Nguyên liệu
- Xoài: Gọt sẵn
- Đường: 1 bát ăn cơm
- Nước mắm: 1/3 bát ăn cơm
- Muối tôm (muối ớt): Tùy khẩu vị
- Ớt bột: Tùy khẩu vị
Cách làm
- Bước 1: Chuẩn bị nước mắm đường:
- Đun 1 bát đường và 1/3 bát nước mắm trong nồi cho đến khi đường tan hoàn toàn và hỗn hợp trở nên sánh lại.
- Để nguội.
- Bước 2: Chuẩn bị xoài:
- Cắt xoài thành miếng vừa ăn (không quá dày hoặc mỏng).
- Trộn ớt bột vào xoài cho đều.
- Bước 3: Lắc xoài
- Đổ nước mắm đường vào xoài. Thêm muối tôm và xóc đều.
- Tùy theo khẩu vị, bạn có thể điều chỉnh lượng nước mắm, muối tôm và ớt bột.
- Để xoài trong tủ lạnh khoảng 2-3 giờ. Nếu xoài chua quá, để lâu hơn khoảng 4-5 giờ cho gia vị ngấm đều.
- Lưu ý:
- Nên làm vừa phải để ăn trong 1-2 ngày, xoài sẽ vẫn giòn ngon.
- Để xoài vào tủ lạnh ngay sau khi dầm và lưu trữ trong hộp kín có nắp đậy.
- Có thể thay xoài bằng dứa (thơm), ổi, cóc tùy thích.
17. Cóc ngâm chua ngọt
Nguyên liệu
- Cóc tươi: 1kg
- Đường cát: 150g
- Muối: 2 thìa cà phê
- Nước mắm ngon: 2 thìa canh
- Bột ớt: 2 thìa cà phê
- Ớt chuông: 1 quả
- Hũ thủy tinh
Cách làm
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Sơ chế cóc: Sau khi mua cóc bạn nên rửa sạch, dùng nạo, nạo sạch vỏ cóc và bổ lát hoặc mũi đều được nhé.
- Nếu đúng như cách thức chế biến truyền thống thì bạn nên bổ đôi trái cóc theo chiều dọc nhé
- Cóc sau khi gọt vỏ xong bạn cho ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng nửa tiếng và để ra rổ cho ráo nước. Công đoạn này giúp cóc giảm độ chua gắt và giảm nhớt, nhựa, nước cóc ngâm vì thế trong hơn.
- Ớt bạn bỏ cuống, thái lát mỏng và loại bỏ hạt.
- Sơ chế cóc: Sau khi mua cóc bạn nên rửa sạch, dùng nạo, nạo sạch vỏ cóc và bổ lát hoặc mũi đều được nhé.
- Bước 2: Pha hỗn hợp ngâm cóc
- Hòa tan đường trong 300ml nước sôi sau đó cho thêm 2 muỗng canh nước mắm, ớt bột và ớt thái mỏng.
- Bước 3: Tiến hành ngâm cóc
- Chuẩn bị hũ thủy tinh sạch, lau khô và cho cóc vào bình, sau đó đổ hỗn hợp nước ngâm chua ngọt, bạn chú ý nhé, nước ngâm phải ngập cóc nhé, đậy kín lại và để nơi thoáng mát, không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào hũ nhé!
- Sau 1 ngày là bạn có thể thưởng thức món ăn ngay, bạn có thể ăn kèm món chiên, rán , nước cóc có thể hòa cùng nước chấm để tăng hương vị.
- Nếu muốn cóc có thể ăn được lâu 7-10 ngày không quá chua, giảm độ giòn bạn có thể cho vào tủ lạnh để bảo quản nhé!
- Cách muối cóc như trên giúp cóc có đủ hương vị cay – chua- ngọt – mặn nhẹ vô cùng hấp dẫn, nước cóc ngâm trong và thơm, không lên men, không váng.
18. Me ngào đường
Nguyên liệu
- Me tươi: 500g
- Đường nâu: 1 chén
- Đường cát hạt lớn: 5 muỗng canh
- Bột ớt: 2 muỗng cà-phê
- Muối: 2 muỗng cà-phê
- Bột nếp rang: 1 muỗng canh
Cách làm:
- Bước 1: Chuẩn bị me:
- Chọn me tươi, trái lớn và nảy để có nhiều thịt và vị chua ngon.
- Bóc vỏ me, tách bỏ sợi và ngắt từng mắt me ra. Có thể giữ nguyên quả me nếu muốn.
- Bước 2: Trộn gia vị:
- Trộn đều đường nâu, muối và 1 muỗng cà-phê bột ớt trong một tô.
- Cho me vào tô, rưới hỗn hợp đường, muối lên và trộn đều để phủ đều lên me.
- Bước 3: Sên me:
- Cho me vào nồi với ½ chén nước, khuấy đều và đun cho hỗn hợp sôi.
- Thêm đường nâu vào nồi, đảo đều và sên với lửa nhỏ cho đến khi đường kẹo lại và hơi dính nồi.
- Bước 4: Thêm bột nếp rang:
- Hạ lửa nhỏ, cho 1 muỗng canh bột nếp rang vào nồi. Trộn nhanh tay và đều cho đến khi me, đường và bột quyện với nhau.
- Tắt bếp. Bột nếp rang giúp đường khô nhanh và kẹo me lâu bị chảy nước.
- Bước 5: Áo đường:
- Đổ đường cát hạt lớn và 1 muỗng cà-phê bột ớt ra đĩa.
- Cho me vừa ngào vào đĩa, lăn đều để áo thêm một lớp đường.
- Bảo quản:
- Để me hoàn toàn khô qua một đêm.
- Sau đó, cho vào lọ kín và cất ăn dần.
19. Cá viên chiên nước mắm
Nguyên liệu
- Cá viên: 200g
- Bò viên: 200g
- Tôm viên chiên: 200g
- Xúc xích: 200g
- Tỏi băm: 2 muỗng canh
- Rau muống, đậu bắp, hành tây
- Gia vị: Đường, tiêu, tương ớt, nước mắm, bột ngọt
Cách làm
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
- Cá viên, bò viên, tôm viên và xúc xích cho vào một thau lớn. Xúc xích cắt thành khúc nhỏ và tỉa hoa.
- Rau muống, đậu bắp, hành tây rửa sạch và cắt thành khúc nhỏ vừa ăn.
- Bước 2: Pha sốt nước mắm:
- Trong một chén, cho 1 muỗng cà-phê tiêu, 100ml nước lọc, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm, 1/4 muỗng cà-phê bột ngọt, và 2 muỗng canh tương ớt. Khuấy đều cho gia vị hòa quyện.
- Bước 3: Chiên các loại viên và rau:
- Làm nóng chảo và cho dầu ăn vào, đủ để ngập cá viên khi chiên. Chiên cá viên, bò viên, tôm viên và xúc xích đến khi vàng, sau đó vớt ra để ráo dầu.
- Chiên đậu bắp đến khi vừa chín và vớt ra.
- Bước 4: Xào và kết hợp:
- Chừa lại một ít dầu ăn trong chảo, cho tỏi băm vào phi thơm. Khi tỏi vàng thơm, cho rau muống vào xào khoảng 1 phút.
- Cho toàn bộ đồ chiên và sốt nước mắm vào chảo, chiên với lửa lớn. Đảo đều tay để sốt thấm đều vào các món chiên.
- Khi rau muống chín, thêm hành tây vào và tiếp tục đảo đều trong 1-2 phút. Cuối cùng, cho đậu bắp vào, đảo nhanh và tắt bếp.
20. Nem chua rán
Nguyên liệu
- Thịt heo xay: 300g
- Da heo: 200g
- Giấm: 50ml
- Bột chiên xù: 300g
- Trứng gà: 1 quả
- Gừng: 1 củ
- Sả: 3 cây
- Bột năng: 2 muỗng
- Thính gạo: 2 muỗng
- Hành tím băm: 2 muỗng
- Gia vị: Nước mắm, đường trắng, muối, tiêu, hạt nêm
Cách làm
- Bước 1: Ướp thịt:
- Trộn đều 2 muỗng cà-phê nước mắm, 2 muỗng cà-phê đường, 1 muỗng cà-phê hạt nêm, 1 muỗng cà-phê muối, 1 muỗng canh hành tím băm và 1 muỗng cà-phê tiêu vào 300g thịt xay.
- Cho thịt vào túi zip, dàn đều và để trong ngăn đông tủ lạnh ít nhất 2 tiếng.
- Bước 2: Chuẩn bị da heo:
- Luộc 200g da heo với 1 muỗng cà-phê muối, 1 củ gừng đập dập, 3 cây sả đập dập và 50ml giấm cho đến khi da chín hoàn toàn.
- Vớt da heo ra và ngâm vào nước đá để da giòn. Sau đó, để da ráo nước và cắt thành những miếng thật mỏng.
- Bước 3: Trộn nhân nem:
- Xay nhuyễn thịt heo đã ướp trong máy xay sinh tố.
- Trộn đều thịt xay với da heo, 2 muỗng canh bột năng và 2 muỗng canh thính gạo.
- Bước 4: Gói nem:
- Cắt màng bọc thực phẩm thành những miếng vuông. Trải nilon lên thớt và cho khoảng 2 muỗng canh hỗn hợp thịt lên giữa miếng nilon.
- Cuộn tròn hỗn hợp thịt trong nilon và xoắn hai đầu nilon như vặn kẹo để tạo hình ống dài. Gói hết phần thịt đã chuẩn bị và để trong tủ lạnh khoảng 2 tiếng để nem lạnh và định hình.
- Bước 5: Chiên nem:
- Lấy nem ra khỏi nilon, nhúng qua một lớp trứng gà rồi lăn qua bột chiên xù.
- Đun nóng dầu trong chảo, thả nem vào chiên với lửa vừa. Chiên đến khi nem vàng giòn đều các mặt, vớt ra và thấm qua giấy thấm dầu
Mình muốn nghe thêm ý kiến của các bạn về bài viết này, hãy để lại bình luận để chúng ta cùng tìm hiểu và cải thiện hơn nhé!